Tính số pi Tổ_Xung_Chi

Thời cổ, tỷ lệ giữa đường trònđường kính được tính bằng tỷ lệ 3/1. Đến thời Đông Hán, Trương Hành (78 - 139) cho rằng π là căn bậc 2 của 10. Thời Tào Ngụy (khoảng năm 263), nhà toán học Lưu Huy dùng phương pháp cát tuyến, Lưu Huy tính được chu vi của hình 3072 cạnh nội tiếp, tính ra được giá trị của π là 3,1416, bằng cách tăng số cạnh của đa giác bên trong đường tròn.

Tổ Xung Chi nghiên cứu để tìm ra số pi chính xác cao hơn. Phương pháp tính toán của ông hiện đã thất truyền, nhưng người ta cho rằng phải dùng tới đa giác đều 12288 hoặc 24576 cạnh nội tiếp hình tròn mới tìm ra được số pi như kết quả mà Tổ Xung Chi để lại, theo đó pi nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927[1]. Số pi của ông chính xác đến 7 chữ số thập phân sớm nhất trên thế giới, đến 900 năm sau, năm 1427 Al Kasi người Arập mới tìm được số pi với 17 chữ số thập phân.

Liên quan